|

Phân loại rác thế nào để không bị xử phạt?

content:

 

Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Kể từ ngày 01/01/2025, hộ gia đình và cá nhân không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (Theo nghị định 45/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

Theo đó, 3 nhóm chất thải chính sẽ được phân loại gồm: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải, đồ gỗ, cao su, thiết bị điện tử thải bỏ...); chất thải thực phẩm ( như thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn); chất thải rắn sinh hoạt khác (chất thải nguy hại ( như khẩu trang, kim tiêm nhiễm khuẩn, bao bì đựng hóa chất, bóng đèn, ác quy), chất thải cồng kềnh, chất thải khác)).

Để không bị xử phạt, đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, sau đó phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyển giao cho nhân viên công ty môi trường – cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi…

Chất thải thực phẩm nếu không được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ phải được chuyển giao cho nhân viên công ty môi trường.

Vì một môi trường sống Sáng – Xanh - Sạch – Đẹp mọi người hãy phân loại rác trước khi bỏ; bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định.

content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 12652
Số lượt truy cập: 320472